Hiệu ứng bươm bướm
Hiệu ứng bươm bướm

Hiệu ứng bươm bướm

Hiệu ứng bươm bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (tiếng Anh: sensitivity on initial conditions). Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz đặt tên. Nguồn gốc của tên gọi này dựa trên quan sát của ông về một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão.[1] Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Đã có một loạt phim dựa trên hiệu ứng này là "Hiệu ứng cánh bướm".